Cây Cảnh Đà Nẵng
Cây tầm vông - Cung cấp, trồng và chăm sóc Cây tầm vông Đà Nẵng
Cây tầm vông hay trúc Thái, trúc Xiêm La; có tên khoa học là Thyrsostachys siamensis, là một loài trong phân họ Tre (Bambusoideae) của họ Hòa thảo (Poaceae).
Mã sản phẩm:

Liên hệ

Số lượng:
- +
Mô tả sản phẩm

Tầm vông hay còn gọi là Tre cán giáo, Tre cà lay, có tên khoa học là Thyrsostachys siamensis (Kurz ex Munro) Gamble đã được nhân dân ta di thực từ Lào về trồng từ rất lâu như ở Lai Châu và từ Quảng Trị trở vào. Hiện nay, vùng Đông và Tây Nam Bộ có diện tích trồng Tầm vông nhiều nhất. Ở nước ta, Tầm vông ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa, với nhiệt độ trung bình 26 độC, lượng mưa trên 1.500mm với độ cao dưới 400m, đất cát đến cát pha.

Tre đũa là loại tre mọc cụm, có thân khí sinh mọc thành bụi, nhưng khá thưa. Thân ngầm dạng củ, có cổ thân ngầm khá dài. Thân khí sinh cao 12-15m, ngọn không rủ, đường kính 8-10cm, lóng khá dài, ở đoạn giữa thân dài 45-50cm.

Ngoài phân bố ở Lâm trường Nghĩa Trung, tỉnh Bình Phước còn phát hiện ở Quảng Khê, tỉnh Đắk Nông, ở độ cao 500 – 700m so với mặt biển trên đất thấp, ven suối, ẩm, thường mọc lẫn với Tre gai, Lồ ô và một số cây gỗ khác.

Tầm vông và Tre đũa có nhiều công dụng như làm vật liệu xây dựng, làm nhà, đồ gia dụng, nông cụ, nguyên liệu giấy, hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, nhu cầu về Tầm vông và Tre đũa ngày càng cao, được nhiều doanh nghiệp chế biến tre quan tâm. Do bị khai thác mạnh, nhiều diện tích trồng bị thay đổi mục đích sử dụng, nên diện tích và chất lượng Tầm vông và Tre đũa ngày càng giảm sút. Đứng trước tình hình khan hiếm nguyên liệu Tầm vông và Tre đũa một số doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư trồng tập trung với quy mô lớn để tạo vùng nguyên liệu bền vững. Cho đến nay, Tầm vông và Tre đũa đều được nhân giống bằng cách tách gốc. Phương pháp nhân giống này không thể phù hợp với quy mô sản xất lớn. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh tre trúc để lấy măng và nguyên liệu cho xây dựng, chế biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu” đã tiến hành thực nghiệm phương pháp nhân giống bằng hom gốc và hom cành chiết nhằm bổ sung hoàn thiện phương pháp nhân giống bằng hom gốc và đưa ra phương pháp nhân giống mới bằng hom cành chiết để mở ra một khả năng để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu về kết quả nghiên cứu được thực hiện năm 2007 - 2008.

Vật liệu để nhân giống Tầm vông được lấy từ các khóm tre 5-10 tuổi của một số hộ gia đình tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và Tre đũa được lấy từ các khóm tre của một số hộ gia đình tại Lâm trường Nghĩa Trung, tỉnh Bình Phước. Thời gian lấy hom được ấn định dựa theo kinh nghiệm của nhân dân: tháng 3-4. Hom gốc: tổng số 180 hom gốc, trong đó có 90 gốc 10-11 tháng tuổi và 90 gốc 19-20 tháng tuổi. Cây được chọn để lấy hom là những cây trung bình, phát triển bình thường, lành mạnh, không bị sâu bệnh. Hom gốc mỗi độ tuổi được chia đều cho 3 lần lặp. Hom cành chiết: tổng số 630 hom cành chiết được lấy từ cây mẹ 10 - 15 tháng tuổi. Tuổi của cành chọn để chiết được căn cứ vào màu của vòng rễ trên đùi gà:

- Loại A: cành có rễ màu trắng (cành non), số lượng: 210 cành, được chia đều cho 3 lần lặp.

- Loại B: cành có rễ màu nâu xanh (cành bánh tẻ), số lượng: 210 cành, được chia đều cho 3 lần lặp.

- Loại C: cành có rễ màu đen (cành già), số lượng: 210 cành, được chia đều cho 3 lần lặp.

Cành được chọn là những cành phát triển bình thường, không bị sâu bệnh, đã có cành thứ cấp và lá xanh đều, có ít nhất 2 mắt cua lành mạnh (màu vàng, cứng) chia đều hai bên, đường kính khoảng 1,5 đến 2,5 cm, trung bình 2 cm.

Vườn ươm tạm thời được bố trí tại khu phố 3, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Bố trí thí nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm với 3 lần lặp, mỗi lần 60 hom gốc và 210 hom cành chiết. Đánh giá kết quả nhân giống bằng tỷ lệ ra rễ.

 

Phương pháp nhân giống bằng hom gốc

Xử lý cây làm giống: Cây được chọn làm giống được chặt ngắn, chỉ đề lại phần phía gốc dài 70-80cm. Lóng trên cùng để lại còn khoảng 1/3 và cắt vát một góc khoảng 450 . Dùng đất nhão trát lên vết cắt để tránh khô.

Tách lấy giống: Đào lộ gốc, dùng thuổng sắc cắt tách gốc cây mẹ ở vị trí cổ thân ngầm (chỗ bé nhất tiếp giáp với cây già). Sau khi tách, đem ngâm vào nước, ngập đến hết phần củ thân ngầm để tránh cho cây giống bị khô héo.

Chuẩn bị vườn ươm: Đất được cày toàn diện, nhặt bỏ cỏ dại và đá sỏi lớn . Đất để phủ gốc gồm: đất mặt, phân chuồng hoai, rơm rạ băm nhỏ theo tỷ lệ 1:1:1. Giàn che tạm với độ che bóng trong 3 tuần đầu khoảng 80%, 4-5 tuần tiếp theo: 50% và đến tuần thứ 6 dỡ ra hoàn toàn.

Ươm và chăm sóc: Cuốc rãnh nhỏ rộng khoảng 30 cm, sâu khoảng 40 cm. Rãnh cách rãnh khoảng 50 cm. Gốc ươm được đặt xuống rãnh theo một hướng và nghiêng 450 , phần thân ngầm để lưng quay xuống dưới, bụng lên trên. Để tiện chăm sóc, tất cả các cây đều bố trí nghiêng theo một hướng, mỗi gốc ươm đều có 1 cọc đỡ. Đặt gốc cách gốc khoảng 40 cm. Để theo dõi quá trình ra rễ, sau khi đặt gốc vào rãnh trên luống, chỉ phủ lớp đất ươm mỏng vừa che kín phần rễ. Tưới nước 2 lần/ ngày. Sau 8 ngày tiến hành lấp đất đầy rãnh (lấp kín gốc) và phủ thêm lớp rơm rạ dầy khoảng 5cm. Tiếp tục chăm sóc cho đến khi đem đi trồng.

Phương pháp nhân giống bằng cành chiết

Chuẩn bị đất để bó bầu: Đất mùn trộn với rơm rạ, xơ dừa ủ mục, theo tỷ lệ thể tích: 1:1, trộn đều với nước đến khi được hỗn hợp mềm, dẻo.

Tiến hành chiết: Cắt phần ngọn của cành chiết, để lại phần hom còn 3-4 lóng (khoảng 30 - 40cm), lóng cuối chừa lại 4 - 5cm, cắt vát góc 450 . Cắt bỏ toàn bộ cành phụ ở 2 bên gốc cành chiết. Dùng cưa cầm tay cưa phía trên gốc cành chiết chỗ sát thân cây mẹ sâu đến 2/3 đường kính gốc cành, sau đó cưa phía dưới gốc cành sâu khoảng 2mm (vết cắt trên và dưới hợp thành đường thẳng). Dùng tay bóc sạch lớp bẹ quanh gốc cành chiết. Đưa túi ni lông đã chứa hỗn hợp đất bó bầu như nêu ở trên đưa lên đầu cành chiết, miệng túi quay đối diện với đầu cành chiết, kéo mạnh túi xuống đến đế cành sao cho để cành chiết chọc vào chính giữa khối đất bầu. Điều chỉnh lại cho đất bọc kín gốc cành chiết dài khoảng 5cm. Dùng dây nilon quấn chặt bên ngoài bầu.

Sau 20 - 30 ngày, khi kiểm tra thấy đa số cành hom đã có bộ rễ đã phát triển hoàn chỉnh, rễ chuyển từ trắng sang trắng đục ngả vàng (nhận biết qua lớp nilon trắng) tiến hành bẻ cành chiết đưa vào nuôi dưỡng tại vườn ươm.

Chuẩn bị vườn ươm: Chọn nơi bằng phẳng, thoát nước, sau đó san lấp và dẩy sạch mặt bằng, làm dàn che có độ tàn che từ 60% đến 70%.

Ươm và chăm sóc: Cành chiết lấy về vườn ươm và gỡ bỏ túi ni lông. Dùng hỗn hợp đất vào bầu theo tỷ lệ 1:1:1 (đất-phân bò-xơ dừa), đổ 1/3 hỗn hợp đất ươm vào bầu ươm có kích cỡ 15x20cm đặt gốc cành chiết vào giữa bầu cho ngay ngắn tiếp tục cho hỗn hợp đất ươm vào rồi ấn chặt cho tới khi đầy bầu sau đó xếp bầu cây vào dàn che theo từng luống để chăm sóc (tưới ngày 2 lần, nhổ cỏ, phòng trừ sâu bệnh).

Thông tin liên hệ bán hàng

  • Cơ sở 1: 573 Nguyễn Hữu Thọ - Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng - ĐT: 0916 700 968

  • Cơ sở 2: Lô 25 Võ Chí Công - Hòa Quý - TP. Đà Nẵng (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn) - ĐT: 0905 593 968

  • ​Số điện thoại liên hệ: 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).

  • Email: hoasenvietdn@gmail.com

HÌNH ẢNH: HOA SEN VIỆT

NỘI DUNG: SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN

Đăng ký để nhận thông tin sớm nhất
Họ và tên
Số điện thoại
Email