Cây Cảnh Đà Nẵng
Cây bằng lăng - Cung cấp, trồng và chăm sóc Cây bằng lăng Đà Nẵng
Cây bằng lăng thuôc họ muồng, hoa tím, nở hoa vào cuối mùa hạ. Cây băng lăng là một trong những loại cây được Tp Đà Nẵng phê duyệt trồng đường phố.
Mã sản phẩm:

Liên hệ

Số lượng:
- +
Mô tả sản phẩm

Tác giả: Thu An

Tím lung linh một con đường
Bằng lăng trên phố thân thương gọi hè
Nhanh nhanh tỉnh giấc đi ve
Nắng lên rực rỡ mùa hè sắp sang!
 
Tròn xoe đôi mắt ngỡ ngàng
Ôi, màu tím biếc mơ màng người qua
Tôi yêu lắm những cánh hoa
Dịu dàng mỏng mảnh thật là dễ thương,
 
Càng thêm yêu những con đường
Nơi đầy hoa tím vấn vương một người
Hoa ơi, hãy nở thật tươi
Hãy luôn dành tặng cho đời sắc hương!
 
Cho tôi thấy người tôi thương
Mỗi ngày dạo bước trên đường phố quen
Mộng mơ nhung nhớ đan xen
Bỏ quên đi những đua chen tháng ngày
 
Chỉ còn lại những mê say
Chỉ còn lại sắc hoa này mãi yêu.
 
CÂY BẰNG LĂNG
Giới thiệu: Cây Bằng Lăng nước được gọi tên là Banabá theo tiếng Tagalog (dân tộc lớn nhất Philippines) là loài cây đặc thù của Ấn Độ. Loài này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á, hiện có nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ và các vùng nhiệt đới khác. Thân cây thẳng và khá nhẵn nhụi. Lá màu xanh lục, dài từ 8 đến 15 cm, rộng từ 3 đến 7 cm, hình oval hoặc elip, rụng theo mùa. Hoa màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành chùm dài từ 20 đến 40 cm, thường thấy vào giữa mùa hè. Mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài chừng 2 đến 3,5 cm. Quả lúc tươi màu tím nhạt pha xanh lục, mềm. Quả già có đường kính 1,5 đến 2 cm, khô trên cây.

Ứng Dụng: Bằng lăng nước là loài bằng lăng hoa tím ở vùng nhiệt đới đã được dùng trong y học ở châu Mỹ, Ấn Độ,Philippines,... để trị bệnh tiểu đường. Lá láng bóng loài bằng lăng này chứa Colosolic acid ở mức cao (Colosolic acid là một hóa chất thực vật nổi tiếng làm hạ mức đường trong máu). Trong Y học truyền thống châu Á dùng lá bằng lăng nước làm nước trà để trị đau bao tử và bệnh tiểu đường. Các chất trích ly được thương mại hóa đôi khi cũng được dùng làm bớt mập phì. Chất trích lá bằng lăng nước thường tìm thấy trong các thuốc bổ sung đa thành phần để làm giảm cân, tỉ như Cortislim. Nồng lượng thay đổi tuỳ sản phẩm bán, nhưng thường chứa vài milligram đến vài tá milligram một ngày. Lá bằng lăng nước khó kiếm hơn nhưng được bán dưới dạng nước trích lỏng hoặc thể viên.

Loài bằng lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm hoa cảnh. Thật ra ngoài hoa tím còn có hoa các màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ, tím,... và cuối thu nhiều giốngcũng rụng lá vàng, lá đỏ như cây phong xứ lạnh. Vài giống lùn, lùm bụi, cũng được chọn làm cây kiểng, mùa hoa nở đầy chậu. Cây gỗ lớn cao đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá hình bầu dục hay hình giáo dài, cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, mọc thẳng, nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh, có móng ngắn, răng reo màu tím hồng. Cây mọc khỏe, thân thẳng, tán cao, cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các cây khác.

 

KÝ THUẬT TRỒNG CÂY BẰNG LĂNG

Đất trồng cây Bằng lăng đà nẵng phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước, nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm. Trước khi trồng tiến hành đào hố trước ít nhất 1 tháng, kích thước hố và lượng phân bón lót tùy thuộc vào đất giàu hoặc nghèo dinh dưỡng, thông thường 50 x 50 x 50 cm, trộn đều lớp đất mặt với phân hữu cơ, NPK, phân bón lót, phân lân, vôi...... Sau đó phai dồn hỗn hợp đất phân cho xuống hố. Công việc trên cần thực hiện trước khi trồng cây ít nhất là 1/2 tháng.

Cây được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, 6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm. Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3 mét, hàng cách hàng 4 mét, hoặc cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 5 mét.

Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4-5 lần/năm. Trong 3 năm đầu khi cây chưa kép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ...

Lượng phân bón trong 3 năm đầu như sau: phân chuồng 5–10 kg, phân NPK 150g/gốc/năm. Các năm sau tăng dần lượng phân lên, nên bón phân vào lúc làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Ở Việt Nam cây này được gọi là Bằng lăng nước, mọc nhiều nhất ở các rừng vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là rừng cây gỗ toàn là bằng lăng gần thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.

CÁCH TRỒNG CÂY BẰNG LĂNG HIỆU QUẢ

1/ Điều kiện trồng:

Phân bố khắp miền nam Việt Nam, mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 – 2.000 mm, thường mọc dựa bờ sông hay nơi ẩm ướt.

2/ Chọn nguồn giống:

- Cây bố mẹ là cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi từ 10 – 20 để lấy giống.

- Khi quả chín (đặc trưng nhận biết: quả bắt đầu nứt để hạt tung ra ngoài), lúc đó có thể thu hái quả. Quả sau khi đem về phải phân loại, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo.

3/ Tạo cây con:

- Trước khi gieo, xử lý hạt Băng Lăng bằng nước ấm (40oC – 50oC), ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 10 – 12 giờ. Sau đó đải hạt lép, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30oC – 40oC), đến khi hạt nứt nanh đem gieo vào khay cát hoặc tùi bầu, cần lấp lớp đất dày 1cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bòng từ 60 – 70%, sau vài ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.

* Bầu đất:

+ Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 7 x 12cm, nếu trồng phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.

+ Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt.

- Thời vụ gieo ươm: tùy theo điều kiện tại chỗ và nguồn giống, có thể gieo ươm ở các tháng thích hợp. Tháng 2 – 3 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất.

* Chăm sóc cây con:

- Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ cho đến khi cây ra ánh sáng hoàn toàn.

- Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lả, để không làm cháy lá cây.

* Tiêu chuẩn cây giống:

Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm, tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.

4/ Kỹ thuật trồng:

- Cây bằng lăng nước chủ yếu được trồng cho nhu cầu cảnh quan, thường được trồng phân tán, riêng rẻ.

- Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.

- Trước khi trồng cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.

- Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai ( 5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.

- Lưu ý: Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

Cách trồng:

Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Lưu ý,  nếu trồng bằng túi bầu nylon phải xé túi bầu trước khi trồng.

5/ Chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.

- Cây cần được chăm sóc trong 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.

- Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vật phá hại.

Thông tin liên hệ bán hàng

  • Cơ sở 1: 573 Nguyễn Hữu Thọ - Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng - ĐT: 0916 700 968

  • Cơ sở 2: Lô 25 Võ Chí Công - Hòa Quý - TP. Đà Nẵng (Chân Cầu Khuê Đông phía bên Quận Ngũ Hành Sơn) - ĐT: 0905 593 968

  • ​Số điện thoại liên hệ: 0916.700.968 (bán sỉ và lẻ) – 0905.593.968 (dự án).

  • Email: hoasenvietdn@gmail.com

 

HÌNH ẢNH: HOA SEN VIỆT

NỘI DUNG: SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN

 

Đăng ký để nhận thông tin sớm nhất
Họ và tên
Số điện thoại
Email